Chào mừng đến với diễn đàn QTKD789K34
Hãy đăng ký ngay để gia nhập ngôi nhà thân thương của chúng ta
Chào mừng đến với diễn đàn QTKD789K34
Hãy đăng ký ngay để gia nhập ngôi nhà thân thương của chúng ta
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của giảng đường quản trị kinh doanh 7, 8, 9 k34 trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh

 

 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ

Go down 
Tác giảThông điệp
dungkieuvan
Admin
Admin
dungkieuvan


Nam Tổng số bài gửi : 104
Đến từ : hồ chí minh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Icon_minitime19th June 2010, 7:14 pm

I- CÁC KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ.





1- Sự ra đời của quản trị.





Quản
trị (nói chung) xuất hiện rất lâu, từ khi xã hội loài người biết sống và hoạt
động tập thể. Ngay từ ngày đầu, con người sống thành bầy đàn nương tựa vào nhau
để đấu tranh chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ.



Do
có sự khác nhau về tuổi tác, trí lực và thể lực mà vị trí của mỗi người trong
cộng đồng cũng không giống nhau, có người làm được việc này mà không làm được
việc khác, nhưng tất cả đều muốn tồn tại và phát triển. Vì vậy, trong xã hội có
sự phân công lao động và từ đó người quản trị và hoạt động quản trị xuất hiện nhằm phối hợp các
hoạt động, đem lại kết quả cao hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mọi mặt
đời sống của cộng đồng.



Quá
trình lao động mưu sinh sáng tạo của con người, làm cho lực lượng sản xuất xã
hội ngày càng phát triển nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi trong quan hệ sản
xuất xã hội. Với tư cách là một bộ phận trong quan hệ sản xuất xã hội, ngày nay
hoạt động quản trị đã và đang từng bước được hoàn thiện và phát triển đa dạng:



- Quản trị quá trình thế giới vô sinh như: đất
đai, hầm mỏ…



- Quản trị quá trình
thế giới hữu sinh như: cây trồng, vật nuôi…



- Quản trị xã hội loài người bao gồm :


§
Quản trị các tổ chức nhà nước.


§
Quản trị các tổ chức đoàn thể xã
hội.



§
Quản trị các tổ
chức kinh tế.



Ngoài những đặc điểm chung của quản trị, ở mỗi dạng quản trị
khác nhau có những đặc điểm riêng, chịu sự chi phối của một số qui luật nhất
định. Do đó, cần có những nội dung nghiên cứu phù hợp. Trong chương trình môn
học này chỉ đề cập đến quản trị trong các tổ chức xã hội loài người, đặc biệt
là trong các tổ chức kinh tế và nghiên cứu chúng trong mối liên hệ hữu cơ với
quản trị các tổ chức khác, nhất là quản trị nhà nước.



Như
vậy, quản trị ra đời là một tất yếu khách quan cùng với quá trình hình thành,
phát sinh và phát triển của đoàn nhóm, tổ chức nhà nước, xã hội và tổ chức kinh
tế.






2- Tính tất yếu khách quan của quản trị.





Từ
phân tích về sự ra đời của quản trị ở trên cho ta thấy rằng, quản trị xuất hiện
trong đời sống xã hội loài người không phải do ý muốn chủ quan của một ai, hay
một nhóm người nào mà do đòi hỏi của thực tại khách quan trong một xã hội có hoạt
động tập thể
và có sự phân công lao động xã hội, cần phải
được phối
hợp
các hoạt động riêng lẻ, cá biệt nhằm hoàn thành những công việc mà
từng cá nhân không thể làm được; nâng cao kết quả mà họ mong đợi.



Nói
về tính tất yếu khách quan của quản trị, C. Marx có câu nói nổi tiếng: Một
nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần có người
chỉ huy, người nhạc trưởng
. Như vậy, sự xuất hiện người chỉ huy, người
nhạc trưởng trong một dàn nhạc không tuỳ thuộc vào ông ta muốn hay không mà do
đòi hỏi khách quan của một tổ chức, ở đây là một dàn nhạc.



Theo
quan điểm của GS. HAROLD KOONTZ thì cho rằng: Ngay từ khi con người bắt đầu
hình thành các nhóm để thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu mà họ không thể đạt
được với tư cách là cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lý đã là một yếu tố cần
thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân”.



TS.
Nguyễn Thị Liên Diệp khẳng định: Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động
quản trị chính là vì muốn có hiệu quả và chỉ khi nào người ta quan tâm đến hiệu
quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị
”.






3- Khái niệm về quản trị.





a- Khái
niệm quản trị.






Quản trị (Management) là từ được dùng khá phổ biến trong
nhiều loại sách giáo khoa hiện nay. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể tạm
giải thích như sau :



-
Quản:
là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn. Chẳng hạn,
bố mẹ bắt con cái phải làm theo một kế hoạch do mình định ra như: sáng đi học,
chiều làm bài, đi phải thưa về phải chào … Đó là cái khuôn mẫu do cha mẹ áp
dụng để “quản” con cái, đứa trẻ không thể tự do hoạt động một cách tùy thích.



-
Trị:
dùng quyền lực buộc đối tượng
phải làm theo khuôn mẫu đã định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp
dụng một chế tài nhất định buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm, đạt tới trạng
thái mong đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu.



Sau
đây là những khái niệm về quản trị của một số Giáo sư, Tiến sĩ quản trị trong
và ngoài nước.



-
Theo GS. H. Koontz “Quản lý là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là
nhằm mà trong đó con người có thể đạt được các mục tiêu của nhóm với thời gian,
tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”.



-
Quản trị được xem như là một quá trình thực hiện các chức năng, thầy Nguyễn
Tiến Phước khẳng định: “Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức,
bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người,
đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục
tiêu đã định”.



- Theo GS.TS.Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm
việc với con người và thông qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ
chức trong một môi trường luôn luôn thay đổi. Trọng tâm
của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có
hạn”.



Từ
các khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát: quản trị là quá trình tác động
thường xuyên, liên tục và có tổ chức của chủ thể quản trị (hệ thống quản trị) đến
đối tượng quản trị (hệ thống bị quản trị) nhằm phối hợp các hoạt động giữa các
bộ phận, các cá nhân, các nguồn lực lại với nhau một cách nhịp nhàng, ăn khớp
để đạt đến mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.



-
Chủ thể quản trị sử dụng quyền lực của mình để tác động đến đối tượng bằng
những công cụ hành chính, kinh tế, giáo dục nhằm tạo ra những động lực mạnh mẽ,
thúc đẩy đối tượng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.



-
Sự tác động đó không phải ngẫu nhiên, gián đoạn mà được tiến hành một cách
thường xuyên, liên tục và có tổ chức.



-
Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp các hoạt động trong tổ chức là mục đích
của chủ thể quản trị, nhằm làm cho tổ chức đạt được các muc tiêu với hiệu quả
cao nhất.












b- Quản trị hay quản lý?





Lâu
nay không ít người hiểu quản lý và quản trị khác nhau. Có người cho rằng quản
lý có nội dung rộng hơn quản trị, hoặc ngược lại. Hai cách hiểu này đều không
đúng. Về bản chất thì hai từ này giống nhau với một nghĩa: định ra những việc phải làm trong
tương lai
. Nhưng, trong thực tế sử dụng ở nước ta lại có hàm ý khác,
chẳng hạn trong cơ chế quản lý cũ (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp) người ta
đều sử dụng từ quản lý, dù đó là quản lý nhà nước hay quản lý sản xuất kinh
doanh trong các doanh nghiệp. Trong cơ chế quản lý mới (cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước), từ quản lý thường được sử dụng trong quản lý nhà nước và
các tổ chức đoàn thể xã hội, còn từ quản trị thường được sử dụng cho quản trị
sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.



Trong
thực tiễn, quản trị ở lĩnh vực nào, quản trị viên cấp cao hay cấp thấp đều cần
thiết phải có những chức năng, vai trò và kỹ năng nhất định.
Về Đầu Trang Go down
http://www.haithanhvien.hnsv.com
dungkieuvan
Admin
Admin
dungkieuvan


Nam Tổng số bài gửi : 104
Đến từ : hồ chí minh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Icon_minitime19th June 2010, 7:15 pm

II- CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ.





1- Chức năng quản trị.





a- Khái niệm chức năng quản
trị.






Chức
năng quản trị là nhiệm vụ chung hay còn gọi là nhiệm vụ tổng quát mà hệ thống
quản trị thực hiện trong quá trình quản trị. Trong đó, nhiệm vụ chung-nhiệm vụ
tổng quát được hiểu như sau:



Mỗi nhiệm vụ chung-nhiệm vụ tổng quát là một tập hợp bỡi
nhiều nhiệm vụ cụ thể giống nhau hoặc có tính chất giống nhau. Chẳng hạn, chức
năng hoạch định là một tập hợp nhiều nhiệm vụ cụ thể, như: xây dựng các chiến
lược, các chính sách chế độ, các mục tiêu, các kế hoạch, các chương trình công
tác…Những nhiệm này tuy có khác nhau, nhưng tính chất của nó là giống nhau, đó
là hoạt động: định ra-vạch ra những việc phải làm trong tương lai.






b- Các chức năng quản trị.


-
Năm 1916, nhà quản trị công nghiệp người Pháp Henry Fayol cho rằng quản trị có
5 chức năng sau:






§
Chức năng hoạch định (Planning).


§
Chức năng tổ chức (Organizing).


§
Chức năng chỉ huy (Directing).


§
Chức năng phối hợp (Coordinating).


§
Chức năng kiểm tra (Reviewing).


Có thể nói, Henry Fayol là người có công đầu trong việc hình
thành lý thuyết quản trị có hệ thống và chặt chẽ nhất thời bấy giờ. Trong đó,
ông chia các hoạt động của một tổ chức thành 6 nhóm công việc, đề ra 14 nguyên
tắc và 5 chức năng quản trị. Lý thuyết này đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều
trường Đại học trên thế giới.



Tuy
nhiên, trong năm chức năng quản trị của ông hiện còn có ý kiến cho rằng, phối
hợp không phải là chức năng mà là mục đích của quản trị. Bởi vì, khi thực hiện
các chức năng hoạch định, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra không có gì khác là nhằm để phối hợp các hoạt động, các nguồn lực
trong một tổ chức để đạt đến mục tiêu mà chủ thể quản trị mong đợi.



- Sau đó 7 năm, vào năm 1923 LITHER GUILICK và
LYNDAL URWICH cho rằng quản trị có 7 chức năng:






§
Hoạch định.


§
Tổ chức.


§
Nhân sự (Staffing).


§
Thực hiện.


§
Phối hợp.


§
Kiểm tra.


§
Tài chính (Budgeting).


Trong hệ thống các chức năng này còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Chẳng hạn, có người cho rằng chức năng “tổ chức” trong đó bao gồm có cả chức
năng “nhân sự” hay “tài chính” là một chức năng cụ thể chứ không phải là một
chức năng chung của quản trị…



- Đến thập niên 60 của thể kỷ XX, HAROLD KOONTZ
và CYRIL O’DONNELL nêu lên 5 chức năng:



§
Kế hoạch.


§
Tổ chức.


§
Nhân sự.


§
Lãnh đạo.


§
Kiểm tra.


- Và, đến thập niên 80 của thế kỷ XX, JAMES
STONER và STEPHEN P.ROBBINS lại nêu ra 4 chức năng:



§
Hoạch định.


§
Tổ chức.


§
Lãnh đạo.


§
Kiểm tra.


- Hiện nay, các chức
năng chung của quản trị đã được trình bay khá phổ biến trong nhiều sách giáo
trình quản trị ở nước ta và trên thế giới, bao gồm:



§
Hoạch định.


§
Tổ chức.


§
Điều khiển (lãnh đạo - chỉ huy).


§
Kiểm tra hoặc kiểm soát.



thể nói rằng, với hệ thống các chức năng trên phản ánh khá đay đủ những nhiệm
vụ chung-nhiệm vụ tổng quát của quản trị.






2- Vai trò của quản trị.





Để
thực hiện các chức năng của mình, nhà quản trị giữ nhiều vai trò khác nhau
trong tổ chức. Nếu chức năng quản trị là những nhiệm vụ chung-nhiệm vụ tổng
quát thì vai trò quản trị là tập hợp những hành vi có tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra. Theo Henry Mitzberg (Mỹ) cho rằng quản trị có 10 vai trò phổ
biến được tập hợp thành 3 nhóm:






a- Nhóm vai trò quan hệ-liên kết/phối hợp các
hoạt động.






Bao gồm các vai trò
là người đại diện, vai trò người lãnh đạo, vai trò người quan hệ với các cá
nhân và tập thể trong và ngoài tổ chức. Với vai trò này, người quản trị sẽ liên
kết/phối hợp các hoạt động của cá nhân, các nhóm bên trong và bên ngoài tổ
chức.






b- Nhóm vai trò thông tin.





Bao
gồm các vai trò là người cung cấp thông tin, phổ biến thông tin, thu thập và
thẩm định thông tin.






c- Nhóm vai trò quyết định.





Bao
gồm các vai trò nhà doanh nghiệp, vai trò người giải quyết xung đột, vai trò
người phân phối tài nguyên trong tổ chức.









3- Các kỹ năng quản trị.





a-
Khái niệm kỹ năng quản trị.






Kỹ
năng (Skill) quản trị là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào
thực tiễn quản trị, phản ánh năng lực thực hiện nhiệm vụ của quản trị viên.



Để
đảm bảo việc hoàn thành các nhiện vụ của mình, trước hết đòi hỏi ơ’ mỗi quản
trị viên các cấp phải có những kỹ năng quản trị căn bản. Lê - Nin nói: Làm
quản lý cần phải rành nghề … tức là phải tinh thông tất cả mọi điều kiện trong
sản xuất, phải biết kỹ thuật sản xuất cao độ hiện đại, phải có sự tu dưỡng nhất
định về khoa học”.



Trong
nền kinh tế tri thức, năng lực quản trị chiếm vị trí quan trọng đặc biệt, là
một nguồn lực của mọi nguồn lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mọi tổ
chức. Bởi, các nguồn lực khác có phát huy tác dụng tốt hay không đều phụ thuộc
vào năng lực quản trị (xem hình minh họa về sự ảnh hưởng của năng lực quản trị
đối với các nguồn lực khác trong tổ chức).

















NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Clip_image001








































- Theo số liệu trong
giáo trình Quản trị học của GS. Nguyễn văn Lê. Nguyên nhân phá sản một doanh
nghiệp :



§
60% do quản trị thiếu khả năng.


§
20% do chiều hướng bất lợi.


§
10% do tai nạn.


§
10% do các yếu tố linh tinh
khác.



- Các nhà kinh tế Pháp, đã điều tra nghiên cứu
và phân định trước những tổn thất của doanh nghiệp do các nguyên nhân sau:



§
50% Thuộc về lãnh đạo.


§
25% Thuộc về giáo dục – đào tạo.


§
25% Thuộc về những người thừa
hành.



- Nhật Bản là nước đất hẹp, người đông, nguồn
tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Thế nhưng, sau chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc, người Nhật đã lập nên những kỳ tích trong kinh tế, làm cho cả thế
giới phải thán phục và học hỏi được nhiều điều ở họ:



§
Năm 1950, GDP của Nhật chỉ đạt 20 tỉ
USD bằng 60% của Cộng Hoà Liên Bang Đức, 50% của Pháp, 1/3 của Anh và 1/17 so
với Mỹ.



§
Năm 1966 (sau 16 năm) Nhật vượt
Pháp.



§
Năm 1967 (sau 17 năm) Nhật vượt Anh.


§
Năm 1968 (sau 18 năm) Nhật vượt Cộng
Hoà Liên Bang Đức và cho đến nay vẫn là một cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau
Mỹ.



Qua
điều tra, nghiên cứu của các nhà kinh tế cho rằng, có nhiều yếu tố để người
Nhật làm nên điều thần kỳ đó, nhưng quản trị vẫn là một yếu tố chiếm vị trí
quan trọng nhất. Quả thật vậy, người Nhật đã biết tìm cho mình một cung cách
quản trị riêng phù hợp với nền văn hóa của đất nước và con người “Mặt trời
mọc”, được biểu hiện một cách sinh động qua “lý thuyết Z” và “lý thuyết KAIZEN” lý thuyết cải tiến của mình.



b- Nội dung các kỹ năng quản
trị.






b1- Kỹ năng nhận thức (kỹ năng tư duy).





Nhận thức là hoạt động phản ánh bản thân hiện thực khách
quan. Khi nhận thức nhận thức một sự vật, một hiện tượng, một con người nhĩa là
ta trả lời những câu hỏi: đó là cái gì? nó có ý nghĩa gì? tại sao như vậy? hay
người đó là ai? bản chất người đó như thế nào?...



Kỹ năng nhận thức phản ánh khả năng nhận biết một sự vật,
một sự việc, một con người… để trả lời thoả đáng các câu hỏi trên. Nó là kim
chỉ nam hành động của các nhà quản trị.



Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, chức năng nhận thức
trở nên quan trọng đặc biệt, nhất là đối với quản trị viên cấp cao của tổ chức.
Nó giúp cho họ đưa ra các chiến lược, các chính sách, các biện pháp tốt nhất; ứng phó một cách nhanh nhạy, kịp thời
mọi tình huống phát sinh.






b2- Kỹ năng quan hệ.





Nhà quản trị với tư cách người đại diện cho một tập thể hay
một nhóm người quan hệ với một tổ chức, một tập thể hay cá nhân khác trong hoặc
ngoài tổ chức, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên cùng nhau hoàn thành nhiệm
vụ của mình.



Quan
hệ là kỹ năng có liên quan tới con người, nó đòi hỏi quản trị viên phải biết sử
dụng và lựa chọn các hình thức, phương pháp tác động tới con người phù hợp cho
từng đối tượng, trong từng tình huống cụ thể.



Uy
tín cá nhân là nền tảng của quan hệ. Người có uy tín cao sẽ là điều kiện thuận
lợi trong các quan hệ, dễ dàng tập hợp các thành viên trong tổ chức đứng xung
quanh mình, sẵn sàng xẻ chia lúc khó khăn, chúc phúc khi thắng lợi. Ngược lại, họ
sẽ thờ ơ lãnh đạm, bất hợp tác.






b3- Kỹ năng chuyên môn (kỹ
thuật).






Là kỹ năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ (kỹ thuật) cụ
thể nào đó, nó biểu hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một quản trị viên như: kỹ năng soạn thảo một văn
bản hành chính, lập một hợp đồng kinh tế, ra một quyết định quản trị, điều
khiển một cuộc họp, thực hiện một nghiệp vụ kế toán của một kế toán viên …






Với
tư cách là người lãnh đạo một tổ chức hoặc một nhóm, kỹ năng này còn đòi hỏi ở
người quản trị phải hiểu biết chuyên môn của đơn vị mình phụ trách. Chẳng hạn,
một cán bộ lãnh đạo ngân hàng không thể không thông hiểu các nghiệp vụ ngân
hàng của mình; một kế toán trưởng phải thông thạo các nghiệp vụ kế toán; một kỹ
sư trưởng phải biết các kỹ thuật tiện, bào, phay, hàn…của tổ mình phụ trách.



Tuy
nhiên, với chức năng-vai trò-nhiệm vụ của quản trị viên ở các cấp quản trị
không giống nhau, do đó yêu cầu mức độ thành thạo các kỹ năng quản
trị
có sự khác nhau.






c- Yêu cầu các kỹ năng quản trị ở các cấp quản
trị.






Hệ
thống quản trị của một tổ chức thường được chia làm ba cấp: cấp cao, cấp trung
và cấp thấp. Tương ứng với ba cấp ta có: quản trị viên cấp cao, quản trị viên
cấp trung và quản trị viên cấp thấp.



- Quản trị viên cấp cao: Đòi hỏi nhiều ở kỹ năng nhận thức, biết cách quan hệ với
con người; đối với kỹ năng chuyên môn (kỹ thuật) không yêu cầu cao như quản trị
viên các cấp khác. Bởi vì, vai trò của anh ta trong hệ thống quản trị là người
hoạch định mục tiêu, đường lối, chính sách, … của tổ chức; các nghiệp vụ chuyên
môn cụ thể phần lớn do quản trị viên cấp trung và cấp thấp đảm nhận.



- Quản trị viên cấp trung: Đòi hỏi các kỹ năng quản trị ở mức trung bình, bỡi anh ta
là cấp trung gian trong hệ thống quản trị một tổ chức. Với vai trò chủ yếu là
tham mưu cho quản trị viên cấp cao về lĩnh vực mình phụ trách, hướng dẫn và
kiểm tra các hoạt động của quản trị viên cấp thấp.



- Quản
trị viên cấp thấp:
Đòi hỏi
nhiều ở kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, không yêu cầu cao ở kỹ năng nhận thức.
Bởi vì, họ là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn (kỹ
thuật) trong từng lĩnh vực quản trị cụ thể. Dưới đây là hình minh hoạ yêu cầu
các kỹ năng quản trị ở các cấp quản trị.



QTV cấp cao QTV cấp trung QTV cấp thấp


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Clip_image002

















Qua tìm hiểu các khái niệm quản trị, các chức








Qua tìm hiểu khái niệm, chức năng, vai trò và kỹ năng quản
trị, cho chúng ta những nhận định về đặc điểm của quản trị như sau:
Về Đầu Trang Go down
http://www.haithanhvien.hnsv.com
dungkieuvan
Admin
Admin
dungkieuvan


Nam Tổng số bài gửi : 104
Đến từ : hồ chí minh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Icon_minitime19th June 2010, 7:16 pm

III- CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ.






1- Quản trị là một lĩnh vực hoạt động khó khăn
và phức tạp.






Mục tiêu cuối cùng của
quản trị là hiệu quả, con đường đi đến hiệu quả sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.
Sau đây là những yếu tố bất lợi thường nhận thấy khi thực hành quản trị một tổ
chức/doanh nghiệp.






a- Trước hết là các yếu tố liên quan về tâm
lý-xã hội của con người.






Quản
trị suy cho đến cùng là quản trị con người, mỗi cá nhân hay nhóm người đeu có
những đặc điểm tâm-sinh lý khác nhau, bắt buộc người quản trị phải am hiểu về nó.
Để hiểu được cũng là điều không dễ, nhưng làm thế nào để thỏa mãn các nhu cầu
của họ lại càng khó khăn và phức tạp hơn nhiều, nó luôn là trạng thái hướng
đến, rất ít khả năng đi đến của các nhà quản trị.



Hơn
nữa, tâm lý con người thường hay thay đổi theo sự đổi thay của hiện thực khách
quan, do đó làm cho hoạt động quản trị vốn đã khó khăn, phức tạp lại càng làm
thêm khó khăn và phức tạp hơn nhiều.



Mặt
khác, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Sống trong một tổ chức, ở
đó mỗi cá thể có những mối quan hệ nhiều mặt với cộng đồng mang tính xã hội
như: quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ bạn bè đồng nghiệp… chúng đan
xen vào nhau tạo thành những mối quan hệ phức hợp, tác động thường xuyên và chi
phối lẫn nhau.






b- Các yếu tố môi trường quản
trị.






Quá trình hình thành và
phát triển của tổ chức luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố môi trường bất
lợi, đó là:



-
Cùng lúc, tổ chức/doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, chúng
đan xen vào nhau tạo thành phứt hợp.



-
Các yếu tố môi trường luôn thay đổi theo không gian và thời gian.


-
Nhiều yếu tố môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức/doanh
nghiệp.



Thật
vậy, quản trị có hiệu quả là một công việc khó khăn và phức tạp nhất trong
trong những công việc khó khăn và phức tạp.






2- Lao động quản trị là lao động sáng tạo.





Khác lao động thông thường, lao động
quản trị chủ yếu là lao động bằng trí lực. Sản phẩm của lao động quản trị trước
hết là các quyết định quản trị, trong bất cứ một quyết định quản trị nào cũng
chứa đựng một hàm lượng khoa học nhất định.



Sự phù hợp trong các tình huống, cho
từng giai đoạn khác nhau của các quyết định quản trị làm cho nó mang tính khả
thi, tất yếu sản phẩm đó phải bằng sự lao động sáng tạo.






3- Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.





Bỡi
vì quản trị không những phải hoàn thành các mục tiêu đề ra mà phải hoàn thành
chúng với hiệu quả cao nhất. Điều đó, đòi hỏi quản trị vừa phải đảm bảo tính
khoa học, vừa phải đảm bảo tính nghệ thuật của nó.












a- Tính khoa học của quản
trị thể hiện:






- Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui
luật khách quan, bao gồm các qui luật
chung và riêng của tự nhiên và xã hội. Sự “duy ý chí” là biểu hiện không tôn
trọng quy luật khách quan trong cơ chế quản lý “tập trung-quan liêu-bao cấp”
trước đây.



- Thứ hai,
trên cơ sở am hiểu các qui luật
khách quan, vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học vào thực tiễn quản trị.
Trước hết là các khoa học về kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ...



- Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Nhằm đảm bảo
sự phù hợp này, các nhà quản trị vừa phải kiên trì các nguyên tắc đã chọn, vừa
phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp-hình thức quản trị vào
thực tiễn quản trị.






b- Tính nghệ thuật quản trị
thể hiện:






K
năng-kỹ xảo-bí quyết-cái mưu mẹo của quản trị. Nếu khoa học là sự hiểu biết
kiến thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù
hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống quản trị cụ thể. Sau đây là một số ví dụ về nghệ thuật quản trị ơ’ một
số lĩnh vực tiêu biểu.






b1- Nghệ
thuật dùng người.






Nói về thuật dùng người, Khổng Tử có dạy: “dụng
nhân như dụng mộc”
. Câu nói đó có hàm ý rằng, mỗi con người đều có những
ưu-nhược điểm khác nhau; nếu chúng ta biết sử dụng thì người nào cũng đều hữu ích,
họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho xã hội, cho cộng đồng mà họ đang sinh sống.



Để thực hiện được điều này, trước
hết các nhà quản trị phải điều tra, tìm hiểu đặc điểm tâm lý của cá nhân; sau
đó là xem xét nên sử dụng họ vào việc gì, ở đâu… là phù hợp nhất. Có như vậy,
mỗi người mới có điều kiện, cơ hội phát
huy hết khả năng của mình, làm lợi cho bản thân và tổ chức/doanh nghiệp.






b2- Nghệ
thuật giáo dục con người.






Để giáo dục con người, các nhà quản trị thường sử dụng các
hình thức như: khen-chê, thuyết phục, tự phê bình-phê bình, khen thưởng-kỷ
luật…Tuy nhiên, không phải lúc nào áp dụng các hình thức này cũng có tác dụng giáo dục tích cực.



Với ai, nên áp dụng hình thức, biện
pháp giáo dục nào? mức độ cao hay thấp? trong không gian, thời gian nào? phù
hợp cho từng đối tượng, trong từng tình huống cụ thể là những lựa chọn có liên
quan đến tính nghệ thuật quản trị. Sự giáo dục không phù hợp, không có tính
nghệ thuật sẽ làm thêm tính tiêu cực trong tư tưởng lẫn hành vi của họ.






b3- Nghệ
thuật ứng xử trong giao tiếp.






Nghệ
thuật ứng xử trong giao tiếp được thể hiện trong quá trình giao tiếp. Sự lựa
chọn lời nói, cách nói và thái độ nói phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng
xử trong giao tiếp.



Ca
dao Việt Nam có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau” đó là tư tưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao tiếp.



Cách
nói thẳng, nói tình thái, nói gợi ý, nói triết lý, nói hiển ngôn, nói hàm ngôn…
là những cách nói cần chọn lựa phù hợp với trình độ, tâm lý của người nghe. Với
thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, vui vẻ, hòa nhã, tự tin, điềm đạm, linh
hoạt…trong ứng xử là nghệ thuật giao tiếp không thể thiếu trong quá trình giao
tiếp.



Tóm lại: Khoa học
chỉ tồn tại trong lý thuyết, mang tính chỉ dẫn hành vi; nghệ thuật thể hiện sự
khéo léo-tinh tế…của hành vi trong hoạt động thực tiễn. Hay nói cách khác, nghệ
thuật xuất hiện trong quá trình vận dụng một cách sáng tạo các khoa học vào
thực tiễn, nhờ đó mà làm cho các họat động quản trị mang lại hiệu quả cao hơn.
Về Đầu Trang Go down
http://www.haithanhvien.hnsv.com
dungkieuvan
Admin
Admin
dungkieuvan


Nam Tổng số bài gửi : 104
Đến từ : hồ chí minh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Icon_minitime19th June 2010, 7:17 pm

IV- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ HỌC.






1- Đối tượng nghiên cứu của quản trị học.





Quản
trị học là một khoa học xã hội, nghiên cứu các mối quan hệ giữa người và người
trong quá trình quản trị
gọi tắt là quan hệ quản trị. Đó là
quan hệ giữa chủ thể quản trị (hệ thống quản trị, bộ phận quản trị, người quản
trị) và đối tượng quản trị (hệ thống bị quản trị, bộ phận bị quản trị, người bị
quản trị). Mặt khác, quan hệ quản trị còn là quan hệ giữa các cấp các khâu trong hệ
thống quản trị, như quan hệ giữa giám đốc và trưởng phòng, giữa trưởng phòng
với tổ trưởng … giữa các bộ phận khâu dệt với khâu hồ, giữa khâu hồ với in hoa
… trong công ty dệt chẳng hạn.









2- Nội dung.





a-
Cơ cấu các chương của môn học.



v
Phần 1: Những vấn đề chung của quản trị:


- Chương 1: Tổng quan về quản trị.


- Chương 2: Các lý thuyết quản trị.


v
Phần 2: Các yếu tố cơ bản của quản trị.


- Chương 3: Môi trường quản trị


- Chương 4: Thông tin trong quản trị.


-
Chương 5: Quyết định quản trị.



v
Phần 3: Các chức năng của quản trị


- Chương 6: Chức năng hoạch định.


- Chương 7: Chức năng tổ chức.


- Chương 8: Chức năng điều khiển.


- Chương 9: Chức năng kiểm tra.





b- Trong 9 chương nêu trên tập trung giải quyết các vấn đề trọng
tâm của quản trị các tổ chức như sau:






- Những vấn đề chung nhất của quản trị tổ chức,
quản trị công việc và quản trị con người.



-
Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị nói riêng và tổ chức nói
chung.



-
Nắm vững các chức năng-nhiệm vụ chung của quản trị.






3- Phương pháp nghiên cứu.





Để
đảm bảo nắm vững các nội dung trên, người học cần phải sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:






a- Sử dụng phép duy vật biện chứng Mác – Lênin
trong quá trình nghiên cứu.






Phép
duy vật biện chứng là phương pháp chung cho sự nghiên cứu của các khoa học,
trong đó có quản trị học. Vì phép biện chứng triết học Mác – Lênin là một khoa
học về các qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; nó đòi hỏi xem
xét và giải quyết những vấn đề trong mối tác động qua lại của các sự vật và
hiện tượng trong sự phát sinh, vận động và phát triển của chúng. Để đáp ứng yêu
cầu đó, trong quá trình nghiên cứu môn học chúng ta cần phải có những quan điểm
sau:






a1- Quan điểm tổng hợp.






Quan
điểm tổng hợp là quan điểm nhìn sự vật, sự việc, con người…một cách toàn diện;
nó cho phép chúng ta đánh giá sự vật, sự việc hay một con người một cách đích
thực, đúng bản chat; trên cơ sở đó giúp cho chúng ta có những hành động đúng,
phù hợp. Ngược lại, nếu nghiên cứu sự vật,. Sự việc … một cách phiến diện, nghĩa
là chỉ nhìn thấy một mặt mà vội vàng kết luận thì dễ dẫn đến hành động sai lầm.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến doanh nghiệp thì phải phân
tích tất cả các yếu tố có liên quan; khi đánh giá một con người phải phân biệt
đâu là bản chất, đâu là hiện tượng… Có như vậy, khi hành động chúng ta mới tránh
được những sai lầm.






a2- Quan
điểm hệ thống.




Hệ
thống là tập hợp các bộ phận hợp thành, chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau
tạo thành một thể thống nhất. Chẳng hạn, một con người, một cổ máy, một chiếc
đồng hồ… là một hệ thống.



Một
tổ chức/doanh nghiệp là một hệ thống, là một tập hợp gồm nhiều bộ phận hợp
thành (bộ phận lãnh đạo, bộ phận sản xuất, bộ phận tiêu thụ, bộ phận kế toán
tài vụ …) chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất
trong một tổ chức/doanh nghiệp. Vì vậy, khi nghiên cứu một vấn đề nào đó trong
hệ thống tổ chức/doanh nghiệp cần phải tính đến các mối quan hệ hữu cơ của cả
hệ thống.



Mặt
khác, tổ chức/doanh nghiệp là một hệ thống mở, không thể có một hệ thống đóng
tồn tại được. Do đó, khi nghiên cứu một sự vật, sự việc nào đó cần phải xét đến
các mối quan hệ của hệ thống cả bên trong và bên ngòai của tổ chức/doanh nghiệp.






a3- Quan điểm lịch sử.





Lịch
sử luôn gắn liền với thời gian (quá khứ-hiện tại-tương lai). Trong mỗi thời kỳ
lịch sử khác nhau đều gắn liền với những điều kiện, hoàn cảnh nhất định; khi nghiên cứu một sự vật, sự việc… tất yếu
phải dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh tồn tại của nó.






Nghiên
cứu tách rời các điều kiện, hoàn cảnh của sự vật tồn tại đồng nghĩa với việc
không thừa nhận hiện thực khách quan, là không thực tế; giống như ta đang so
sánh hai phân số không cùng mẫu số.






b- Vận dụng các phương pháp cụ thể của các khoa
học khác.






Quản
trị học không những là một khoa học xã hội mà còn là một khoa học ứng dụng, dẫn
đến sự tất yếu phải vận dụng các phương pháp cụ thể của các khoa học khác.
Chẳng hạn:



- Phương pháp phán đoán suy luận.


- Phương pháp mô hình hóa, sơ đồ hóa.


- Phương pháp thực nghiệm.


- Phương pháp điều tra thực tế.


-
Phương pháp quan sát, phân tích, nghiên cứu tình huống …






























CHƯƠNG II
Về Đầu Trang Go down
http://www.haithanhvien.hnsv.com
Sponsored content





NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  CỦA QUẢN TRỊ Icon_minitime1

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Đại học Kinh Tế TP.HCM - QTKD - QTCL :: Góc Học Tập QTKD3 - QTCL :: Quản trị học-
Chuyển đến